Đánh giá lại TSCĐ (Nâng cấp, sửa chữa, thay đổi diện tích, giá trị đất, thông tin tài sản) (Có sử dụng phần mềm QLTS.VN)

Xem phim hướng dẫn

Tải phim hướng dẫn tại đây (Xem hướng dẫn tải phim)

I. Định khoản

Xem định khoản hạch toán đánh giá lại tài sản tại đây.

II. Các bước thực hiện

Để đánh giá lại tài sản cố định trong trường hợp có sử dụng phần mềm Quản lý tài sản, thực hiện theo hướng dẫn sau:

Bước 1: Lấy chứng đánh giá lại từ phần mềm QLTS.VN về phần mềm MISA Mimosa.NET 2022

1. Vào nghiệp vụ Tài sản cố định.

2. Nhấn Thêm/Đánh giá lại tài sản.

3. Khai báo thông tin tại màn hình Chọn tài sản đánh giá lại từ QLTS.VN

  • Chọn Khoảng thời gian: Tất cả hoặc Ngày chứng từ trong khoảng.
  • Nhấn Lấy dữ liệu.
  • Tích chọn vào chứng từ đánh giá lại cần lấy về MISA Mimosa.NET 2022.
  • Nhấn Thực hiện.

4. Nhấn Kết thúc khi màn hình thông báo Kết quả thực hiện xuất hiện.

Bước 2: Hạch toán các bút toán liên quan (bút toán tăng nguyên giá tài sản và bút toán hạch toán đồng thời).

1. Sau khi lấy các chứng từ đánh giá lại từ phần mềm QLTS.VN, chương trình sẽ chuyển đến màn hình danh sách đánh giá lại tài sản cố định. Anh/chị chọn chứng từ cần hạch toán bút toán tăng nguyên giá tài sản và bút toán hạch toán đồng thời.

Ví dụ: Trên chứng từ Đánh giá lại tài sản cố định có nguồn Ngân sách Tỉnh tự chủ, TK Nợ TK 21111, TK Có 36611, Cấp phát: Dự toán, Nghiệp vụ: Thực chi.

2. Nhấn Bỏ ghi, nhấn Sửa. Nhấn Cập nhật hạch toán đồng thời, phần mềm sinh TK Có 008212 dựa vào các điều kiện thoả mãn sinh hạch toán đồng thời tại tab Hạch toán.

Phần mềm sẽ sinh hạch toán đồng thời theo 1 trong các nghiệp vụ dưới đây:

a. Tài khoản hạch toán

* TSCĐ có nguồn hình thành là NS Trung ương, NS Tỉnh, NS Huyện, NS Xã và nguồn con của nó:

– Ghi Nợ TK 211, Có TK 36611.

– Hạch toán đồng thời:

  • Hình thức cấp phát Dự toán:
    • Nghiệp vụ Thực chi, Cấp phát Dự toán, Nợ TK 211x, 213x, Có TK 36611, tính chất nguồn 0128, 0129, 0229, 13 => sinh bút toán đồng thời TK Có 008212.
    • Nghiệp vụ Thực chi, Cấp phát Dự toán, Nợ TK 211x, 213x, Có TK 36611, tính chất nguồn KHÁC 0128, 0129, 0229, 13 => sinh bút toán đồng thời TK Có 008222.
  • Bằng lệnh chi tiền thực chi:
    • Nghiệp vụ Lệnh chi tiền thực chi, Cấp phát Lệnh chi, Nợ TK 211x, 213x, Có TK 36611, tính chất nguồn 0128, 0129, 0229, 13 => sinh bút toán đồng thời TK Có 01221.
    • Nghiệp vụ Lệnh chi tiền thực chi, Cấp phát Lệnh chi, Nợ TK 211x, 213x, Có TK 36611, tính chất nguồn KHÁC 0128, 0129, 0229, 13 => sinh bút toán đồng thời TK Có 01222.

* TSCĐ có nguồn hình thành là Viện trợ, tài trợ và các nguồn con của nó:

– Ghi Nợ TK 211, Có TK 36621.

– Hạch toán đồng thời: nghiệp vụ Ghi thu – ghi chi => sinh bút toán TK Có 00422.

* TSCĐ có nguồn hình thành là Phí, lệ phí và các nguồn con của nó:

– Ghi Nợ TK 211, Có TK 36631.

– Hạch toán đồng thời:

  • Nghiệp vụ Ghi thu – ghi chi, Cấp phát Ghi thu – ghi chi hoặc Khác, nguồn hình thành là Nguồn phí được khấu trừ, để lại, tính chất nguồn 0128, 0129, 0229, 13 => sinh bút toán đồng thời TK Có 0141.
  • Nghiệp vụ Ghi thu – ghi chi, Cấp phát Ghi thu – ghi chi hoặc Khác, nguồn hình thành là Nguồn phí được khấu trừ, để lại, tính chất nguồn KHÁC 0128, 0129, 0229, 13 => sinh bút toán đồng thời TK Có 0142.

* TSCĐ có nguồn hình thành là các nguồn còn lại:

– Ghi Nợ TK 211, Có TK 43122, 43142.

– Không sinh Hạch toán đồng thời.

Lưu ý: Với các bút toán không sinh được hạch toán đồng thời (vì chưa phù hợp trong bảng quy tắc sinh hạch toán đồng thời như nguồn Viện trợ, tài trợ; Phí, lệ phí, các nguồn còn lại, nhưng vẫn nhấn Cập nhật hạch toán đồng thời => phần mềm hiển thị thông báo như sau:

  • Cách 1: Anh/chị tham khảo nguyên nhân và cách khắc phục khi không sinh được đồng thời và cách thêm 1 quy tắc hạch toán đồng thời mới tại đây.
  • Cách 2: Anh/chị có thể tự nhập hạch toán đồng thời tại tab Hạch toán đồng thời, tuy nhiên khi nhấn Cất => phần mềm hiển thị thông báo như sau. Anh/chị nhấn Không để cất chứng từ

b. Số tiền hạch toán: Hạch toán chính và hạch toán đồng thời => lấy số tiền chênh lệch nguyên giá tương ứng với từng nguồn.

c. Khi đánh giá lại TSCĐ là tăng nguyên giá, kế toán cần in giấy rút dự toán C2-02a/NS, C2-02b/NS để thanh toán với nhà cung cấp

d. Khi đánh giá lại TSCĐ là giảm nguyên giá, thay đổi hao mòn lũy kế => Không hạch toán đồng thời.

e. Để in giấy rút dự toán ngân sách ngay trên màn hình Đánh giá lại tài sản từ QLTS.VN, thực hiện như sau:

1. Trên chứng từ Đánh giá lại tài sản, nhấn In, chọn in mẫu C2-02a/NS hoặc C2-02b/NS: Giấy rút dự toán ngân sách (Nghị định 11/2022/NĐ-CP).

Ví dụ chọn in C2-02a/NS: Giấy rút dự toán ngân sách ((Nghị định 11/2022/NĐ-CP).

2. Khai báo tham số báo cáo cần in.

3. Nhấn Đồng ý.

Cập nhật 31/01/2023

Bài viết liên quan

Giải đáp miễn phí qua facebook
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hãy đăng câu hỏi vào cộng đồng MISA qua facebook để được giải đáp miễn phí và nhanh chóng
ĐĂNG BÀI NGAY