Quy trình rút dự toán tạm ứng nghiệp vụ Cấp bù học phí thuộc nguồn không tự chủ

Xem phim hướng dẫn

Trường hợp 1: Đơn vị đã chuyển sang giá dịch vụ đào tạo

Ngân sách nhà nước cấp bù học phí cho các đối tượng miễn giảm, hưởng học phí đã chuyển sang giá dịch vụ đào tạo.

Nhấn chuột trái vào dấu + để xem chi tiết

1. Ðịnh khoản

❖ Khi đơn vị nhận dự toán cấp bù học phí

 Nợ TK 00822 

❖ Khi đơn vị rút dự toán cấp bù miễn, giảm giá dịch vụ giáo dục, đào tạo về tài khoản tiền gửi thu phí mở tại KBNN, ghi:

 Nợ TK 112: Tiền gửi ngân hàng

         Có TK 531 – Thu hoạt động SXKD, dịch vụ

 Đồng thời ghi:

         Có TK 008221 – Dự toán chi hoạt động (Tạm ứng)

 Khi đơn vị chi cho các hoạt động từ nguồn được cấp bù miễn, giảm giá dịch vụ giáo dục đào tạo, ghi:

 Nợ TK 154, 642

         Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng

Thanh toán tạm ứng chuyển thành thực chi

Có TK 008221: Dự toán chi hoạt động (KTX – Tạm ứng) – Ghi âm

Có TK 008222: Dự toán chi hoạt động (KTX – Thực chi) – Ghi dương

2. Hướng dẫn trên phần mềm

Bước 1: Khi đơn vị được giao dự toán cấp bù học phí

Vào nghiệp vụ Kho bạc\ Nhận dự toán: hạch toán TK Nợ 00822

Xem các bước hướng dẫn chi tiết tại nghiệp vụ Nhận dự toán.

Bước 2: Rút dự toán cấp bù miễn, giảm giá dịch vụ giáo dục, đào tạo về tài khoản tiền gửi 3716

1. Vào nghiệp vụ Kho bạc, chọn Rút dự toán\Rút dự toán tiền gửi.

2. Khai báo các thông tin trên chứng từ Rút dự toán tiền gửi.

• Nhập thông tin Đơn vị trả tiền, Đơn vị nhận tiền, Diễn giải.

•  Nhập thông tin Chứng từ: Ngày CT, Ngày HT, Số CT

•  Tích vào Tạm ứng đã cấp dự toán

•  Tại tab Hạch toán: nhập Tiểu mục 7766, Số tiền.

3. Nhấn Cất. Nhấn Đồng ý để sinh chứng từ Chuyển khoản kho bạc vào tài khoản tiền gửi.

4. Trên chứng từ Chuyển khoản kho bạc vào TK tiền gửi:

  • Sửa lại TK Có là 531
  • Sửa lại nguồn là Nguồn Học phí
  • Tại tab Thống kê, chọn Hoạt động.

Lưu ý: Dòng sinh đồng thời TK Có 008221 không sửa gì cả ⇒ Nhấn Cất. Phần mềm ra bảng thông báo thì nhấn Không.

Bước 3: Đơn vị chi cho các hoạt động từ nguồn được cấp bù miễn, giảm giá dịch vụ giáo dục đào tạo

Nếu chi bằng tiền gửi:

1.Vào nghiệp vụ Tiền gửi, chọn Chi tiền\Chi tiền gửi.

2. Khai báo các thông tin chứng từ chi tiền gửi.

•  Nhập thông tin chung: Đơn vị trả tiền, Đơn vị nhận tiền.

•  Nhập thông tin Chứng từ: Ngày chứng từ, Ngày hạch toán, Số chứng từ.

•  Nhập thông tin chứng từ chi tiết: Số chứng từ gốc, Ngày chứng từ gốc (nếu cần), Nợ TK 154/642, Có TK 1121, Số tiền, Tiểu mục 7766.

3. Nhấn Cất.

Nếu chi bằng tiền mặt:

1. Vào nghiệp vụ Tiền mặt, chọn Lập phiếu thu\Phiếu thu rút tiền gửi NH, KB

•  Nhập thông tin chứng từ chi tiết: Nợ TK 1111, Có TK 1121, Số tiền

2. Vào nghiệp vụ Tiền mặt, chọn Lập phiếu chi\Phiếu chi.

Khai báo các thông tin chứng từ chi tiền.

•  Nhập thông tin chung.

•  Nhập thông tin Chứng từ: Ngày chứng từ, Ngày hạch toán, Số chứng từ.

•  Nhập thông tin chứng từ chi tiết: Số chứng từ gốc, Ngày chứng từ gốc (nếu cần), Nợ TK 61118, Có TK 1111, Số tiền, Tiểu mục 7766.

3. Nhấn Cất.

Bước 4: Thanh toán tạm ứng chuyển thành thực chi

  1. Vào nghiệp vụ Tổng hợp\Chứng từ nghiệp khác
  2. Khai báo các thông tin chứng từ chi tiền gửi.

    •  Nhập thông tin Diễn giải

    •  Nhập thông tin Chứng từ: Ngày chứng từ, Ngày hạch toán, Số chứng từ.

    •  Nhập thông tin chứng từ chi tiết: Số chứng từ gốc, Ngày chứng từ gốc (nếu cần)

    •  Hạch toán:

    • Có TK 008221Số tiền âm, Tiểu mục 7766, nghiệp vụ để là Thanh toán tạm ứng
    • Có TK 008222Số tiền dương, Tiểu mục 7766, nghiệp vụ để là Thanh toán tạm ứng

Trường hợp 2: Đơn vị chưa chuyển sang giá dịch vụ đào tạo

Đơn vị được nhà nước cấp bù, miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập bằng dự toán (tức là chưa chuyển sang giá dịch vụ giáo dục, đào tạo).

Nhấn chuột trái vào dấu + để xem chi tiết

1. Ðịnh khoản

❖ Khi đơn vị nhận dự toán cấp bù học phí

 Nợ TK 00822

❖ Khi đơn vị rút dự toán cấp bù về tài khoản tiền gửi thu phí mở tại KBNN, ghi:

 Nợ TK 112: Tiền gửi ngân hàng

         Có TK 3371: Kinh phí hoạt động bằng tiền

 Đồng thời ghi:

         Có TK 008221 – Dự toán chi hoạt động (Tạm ứng)

❖ Khi đơn vị chi cho các hoạt động từ nguồn được cấp bù, ghi:

 Nợ TK 61128: Chi phí hoạt động

         Có TK 1111: Tiền Việt Nam

❖ Thanh toán tạm ứng:

Có TK 008221: Dự toán chi hoạt động (KTX – Tạm ứng) – Ghi âm

Có TK 008222: Dự toán chi hoạt động (KTX – Thực chi) – Ghi dương

❖ Kết chuyển phát sinh các khoản chi hoạt động

Nợ TK 3371: Kinh phí hoạt động bằng tiền

Có TK 5112: Thu hoạt động do NSNN cấp 

2. Hướng dẫn trên phần mềm

 Khi đơn vị được giao dự toán cấp bù học phí

Vào nghiệp vụ Kho bạc\Nhận dự toán: hạch toán TK Nợ 00822

Xem các bước hướng dẫn chi tiết tại nghiệp vụ Nhận dự toán.

❖ Rút dự toán cấp bù về tài khoản tiền gửi thu phí mở tại KBNN:

1. Vào nghiệp vụ Kho bạc, chọn Rút dự toán\Rút dự toán tiền gửi.

2. Khai báo các thông tin trên chứng từ Rút dự toán tiền gửi.

• Nhập thông tin Đơn vị trả tiền, Đơn vị nhận tiền, Diễn giải.

•  Nhập thông tin Chứng từ: Ngày CT, Ngày HT, Số CT, Số CKC (nếu rút dự toán từ cam kết chi).

•  Tích vào Thực chi

•  Tại tab Hạch toán: nhập Tiểu mục 7766, Số tiền.

3. Nhấn Cất. Nhấn Đồng ý để sinh chứng từ Chuyển khoản kho bạc vào tài khoản tiền gửi.

4. Trên chứng từ Chuyển khoản kho bạc vào TK tiền gửi, nhấn Cất.

5. In giấy rút dự toán bằng cách nhấn In trên thanh công cụ.

Nếu rút tiền mặt về để chi thì vào nghiệp vụ Tiền mặt\Phiếu thu rút tiền gửi NH, KB: hạch toán Nợ TK 1111/Có TK 1121.

❖ Đơn vị chi cho các hoạt động từ nguồn được cấp bù:

1.Vào nghiệp vụ Tiền mặt, chọn Lập phiếu chi\Phiếu chi.

2. Khai báo các thông tin chứng từ chi tiền.

•  Nhập thông tin chung.

•  Nhập thông tin Chứng từ: Ngày chứng từ, Ngày hạch toán, Số chứng từ.

•  Nhập thông tin chứng từ chi tiết: Số chứng từ gốc, Ngày chứng từ gốc (nếu cần), Nợ TK 61128, Có TK 1111, Số tiền, Tiểu mục 7766, nghiệp vụ Tạm ứng đã cấp dự toán

3. Nhấn Cất.

Lập bảng kê chứng từ thanh toán tạm ứng

Xem hướng dẫn tại đây

❖ Thanh toán tạm ứng chuyển thành thực chi và kết chuyển các khoản chi hoạt động

Xem hướng dẫn tại đây

Cập nhật 19/10/2023

Bài viết liên quan

Giải đáp miễn phí qua facebook
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hãy đăng câu hỏi vào cộng đồng MISA qua facebook để được giải đáp miễn phí và nhanh chóng
ĐĂNG BÀI NGAY