Ghi giảm do phát hiện thiếu sau khi kiểm kê (Không dùng phân hệ TSCĐ và pm QLTS)

Nhấn chuột trái vào dấu + để xem chi tiết

1. Ðịnh khoản

Mọi trường hợp phát hiện thừa, thiếu TSCĐ đều phải truy tìm nguyên nhân, người chịu trách nhiệm và xử lý kịp thời. Hạch toán TSCĐ thừa, thiếu phải căn cứ vào quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền.

a. Trường hợp TSCĐ hình thành từ nguồn NSNN, nguồn viện trợ không hoàn lại, nguồn vay nợ nước ngoài, nguồn phí khấu trừ, để lại, khi phát hiện thiếu:

-Trong thời gian chờ quyết định xử lý, kế toán căn cứ vào kết quả kiểm kê để ghi giảm TSCĐ, ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388) (Giá trị còn lại)

Nợ TK 214 – Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ (Giá trị hao mòn lũy kế)

Có TK 211: TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)

– Khi có quyết định xử lý, căn cứ từng trường hợp cụ thể, ghi:

Nợ TK 111, 112, 334, 611, 612, 614…

Có TK 1388: Phải thu khác

Đồng thời, kết chuyển phần giá trị còn lại, ghi:

Nợ TK 366 – Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36611, 36621, 36631)

Có TK 511, 512, 514

b. TSCĐ hình thành từ các quỹ:

-Trong thời gian chờ quyết định xử lý, kế toán căn cứ vào kết quả kiểm kê để ghi giảm TSCĐ, ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388) (Giá trị còn lại)

Nợ TK 214 – Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ (Giá trị hao mòn lũy kế)

Có TK 211: TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)

– Khi có quyết định xử lý, căn cứ từng trường hợp cụ thể, ghi:

Nợ TK 111, 112, 334,…

Có TK 1388: Phải thu khác

Đồng thời, ghi:

Nợ TK 431 – Các quỹ (43122, 43142) (Số đã thu hồi được)

Có TK 431 – Các quỹ (43121, 43141) (Số đã thu hồi được)

– Trường hợp không thu hồi được nếu được cấp có thẩm quyền cho phép ghi giảm quỹ, ghi:

Nợ TK 431 – Các quỹ (43122, 43142)

Có TK 1388: Phải thu khác

c.TSCĐ thuộc nguồn vốn kinh doanh hoặc nguồn vốn vay phát hiện thiếu chưa rõ nguyên nhân:

– Căn cứ vào kết quả kiểm kê để ghi giảm TSCĐ:

Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388) (Giá trị còn lại)

Nợ TK 214 – Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ (Giá trị hao mòn lũy kế)

Có TK 211: TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)

– Khi có quyết định xử lý phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu, căn cứ vào quyết định xử lý để ghi vào các tài khoản liên quan, ghi:

Nợ TK 111, 112, 334,…

Có TK 1388: Phải thu khác

2. Hướng dẫn trên phần mềm

Bước 1: Lập chứng từ ghi giảm TSCĐ

1. Vào phân hệ Tổng hợp\Chứng từ nghiệp vụ khác\Chứng từ nghiệp vụ khác.

2. Khai báo thông tin trên Chứng từ nghiệp vụ khác:

  • Nhập Diễn giải.
  • Nhập thông tin Chứng từ.
  • Nhập thông tin chi tiết của chứng từ: hạch toán TK Nợ 138, TK Có 211, đồng thời ghi Nợ TK 214, TK Có 211.
  • Chọn Đối tượng Nợ, Đối tượng Có tại tab Thống kê.

3. Nhấn Cất.

Bước 2: Khi có quyết định xử lý, căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để hạch toán chứng từ tương ứng:

(ví dụ trừ vào lương cán bộ làm mất TSCĐ)

1. Vào phân hệ Tổng hợp\Chứng từ nghiệp vụ khác\Chứng từ nghiệp vụ khác.

2. Khai báo thông tin trên Chứng từ nghiệp vụ khác:

  • Nhập Diễn giải.
  • Nhập thông tin Chứng từ.
  • Nhập thông tin chi tiết của chứng từ: hạch toán TK Nợ 334, TK Có 1388.
  • Chọn Đối tượng Nợ, Đối tượng Có tại tab Thống kê.

3. Hạch toán thêm bút toán kết chuyển phần giá trị còn lại, ghi TK Nợ 36611, TK Có 5111.

4. Nhấn Cất.

Cập nhật 26/10/2022

Bài viết liên quan

Giải đáp miễn phí qua facebook
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hãy đăng câu hỏi vào cộng đồng MISA qua facebook để được giải đáp miễn phí và nhanh chóng
ĐĂNG BÀI NGAY