Nhấn chuột trái vào dấu + để xem chi tiết
a. Theo phương thức tự làm, căn cứ vào chứng từ chi phí, kế toán tập hợp các chi phí phát sinh liên quan đến việc sửa chữa, ghi:
– Nếu sửa chữa lớn TSCĐ do Ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc Ngân sách:
Nợ TK 2413: Nâng cấp TSCĐ
Có TK 111, 112, 152, 153, 331
– Nếu rút dự toán chi hoạt động, chương trình, dự án để sửa chữa lớn, đồng thời ghi:
Có TK 008: Dự toán chi hoạt động
Có TK 009: Dự toán chi chương trình, dự án
– Nếu sửa chữa lớn TSCĐ được đầu tư bằng nguồn vốn vay hoặc nguồn vốn kinh doanh dùng cho hoạt động SXKD:
Nợ TK 2413: Nâng cấp TSCĐ
Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111, 112, 152, 153, 331
– Sau khi sửa chữa xong, thực hiện điều chỉnh TSCĐ:
Nợ TK 211: Tài sản cố định hữu hình
Có TK 2413: Nâng cấp TSCĐ
b. Theo phương thức giao thầu sửa chữa lớn TSCĐ, khi nhận được khối lượng sửa chữa lớn do bên nhận thầu bàn giao, hạch toán:
– Nếu sửa chữa lớn TSCĐ do Ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc Ngân sách:
Nợ TK 2413: Nâng cấp TSCĐ
Có TK 331: Phải trả cho người bán
– Nếu sửa chữa lớn TSCĐ được đầu tư bằng nguồn vốn vay hoặc nguồn vốn kinh doanh dùng cho hoạt động SXKD:
Nợ TK 2413: Nâng cấp TSCĐ
Nợ TK 1332: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 331: Phải trả cho người bán
c. Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ:
– Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ bằng tiền mặt/tiền gửi
Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình
Có TK 111, 121
– Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ bằng chuyển khoản kho bạc:
Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình
Có TK 36611: Giá trị còn lại của TSCĐ
Đồng thời, ghi:
Có TK 008211, 008221 – nghiệp vụ Tạm ứng đã cấp dự toán, Tạm ứng chưa cấp dự toán
Có TK 008212, 008222 – nghiệp vụ Thực chi
d. Điều chỉnh tăng hao mòn luỹ kế:
Nợ TK 611, 612
Có TK 214: Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ
- Thông thường, hàng năm các đơn vị HCSN lập kế hoạch dự toán sửa chữa lớn, nâng cấp, cải tạo TSCĐ từ đầu năm. Quy trình sửa chữa lớn TSCĐ tại các đơn vị HCSN thực hiện như sau:
- Bộ phận sử dụng TSCĐ cần sửa chữa lớn gửi đề xuất sửa chữa TSCĐ cho bộ phận quản lý tài sản trực tiếp.
- Bộ phận quản lý TS tập hợp các đề xuất sửa chữa TSCĐ gửi Thủ trưởng đơn vị phê duyệt, sau đó đơn vị lập kế hoạch đầu tư sửa chữa lớn TSCĐ gửi đơn vị dự toán cấp trên và cơ quan tài chính đồng cấp thẩm tra và phê duyệt.
- Khi yêu cầu sửa chữa lớn TSCĐ được các cơ quan có thẩm quyền duyệt thì bộ phận quản lý TSCĐ sẽ lên phương án sửa chữa: DN tự thực hiện hoặc thực hiện theo phương thức giao thầu.
- Đơn vị sửa chữa TSCĐ thực hiện sửa chữa, nâng cấp TSCĐ theo phương án sửa chữa
- Khi công việc sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành, đơn vị sửa chữa thực hiện bàn giao khối lượng công việc hoàn thành.
- Hội đồng nghiệm thu tiến hành kiểm tra và nghiệm thu quyết toán khối lượng sửa chữa, nâng cấp TSCĐ.
- Căn cứ vào biên bản nghiệm thu hoàn thành, bộ phận quản lý TS thực hiện ghi chép, cập nhật tình trạng TSCĐ và bàn giao các chứng từ liên quan cho kế toán hạch toán.
- Đồng thời, kế toán dựa vào biên bản giao nhận tài sản cố định và các chứng từ liên quan hạch toán điều chỉnh tăng giá trị TSCĐ, thời gian sử dụng.
- Thủ trưởng đơn vị quyết đinh thành lập Hội đồng đánh giá tài sản.
- Hội đồng thực hiện kiểm kê, đánh giá lại TSCĐ và lập Biên bản đánh giá lại TSCĐ trong đó xác định lại nguyên giá, giá trị hao lũy kế, giá trị còn lại và thời gian sử dụng mới của TSCĐ (ghi rõ các căn cứ thay đổi.
- Gửi Biên bản đánh giá lại TSCĐ cho Thủ trưởng đơn vị và các đơn vị cấp trên có thẩm quyền phê duyệt.
Căn cứ vào Biên bản đánh giá lại TSCĐ đã được phê duyệt, kế toán thực hiện hạch toán điều chỉnh tăng, giảm giá trị tính khấu hao hoặc thời gian sử dụng của TSCĐ.
1. Đối với điều chỉnh tăng nguyên giá bằng chuyển khoản kho bạc
Vào Kho bạc\Chuyển khoản kho bạc\Chuyển khoản kho bạc
2. Khai báo các thông tin trên chứng từ Rút dự toán chuyển khoản.
- Tích chọn Thực chi.
- Nhập thông tin Đơn vị trả tiền: CTMT (nếu có), Tài khoản số.
- Nhập thông tin Đơn vị nhận tiền: Đơn vị nhận, Địa chỉ, Nộp vào TK, Diễn giải.
- Nhập thông tin chứng từ: Ngày chứng từ, Ngày hạch toán, Số chứng từ.
- Nhập chi tiết chứng từ: Nguồn, Chương, Khoản, Tiểu mục, Số tiền.
- Sửa lại TK Nợ, TK Có cho phù hợp với thực tế phát sinh TSCĐ. Ví dụ TK Nợ 21111, TK Có 36611
- Nhấn Cất.
3. Trường hợp sửa chữa lớn TSCĐ bằng nguồn NSNN thì kế toán phải lập giấy rút dự toán để đi kho bạc thanh toán cho nhà cung cấp:
- Trên chứng từ chuyển khoản, nhấn In, chọn in mẫu C2-02a/NS hoặc C2-02b/NS: Giấy rút dự toán ngân sách (Nghị định 11/2022/NĐ-CP).
- Ví dụ chọn in C2-02a/NS: Giấy rút dự toán ngân sách (Nghị định 11/2022/NĐ-CP).
- Nhấn Đồng ý.